Bạn đang bắt đầu cho mình một hành trình mới ở Canada? Hãy cùng Job Buddies khám phá từng bước tìm việc quan trọng để chuẩn bị cho “Career Path” của bạn ngay nhé!
Bước 1: Định Hướng Nghề Nghiệp (Career Orientation)
Tìm việc bắt đầu từ việc xác định được những nhóm ngành mà mình muốn làm. Sau đó, bạn cần phải xác định được những chuyên ngành cụ thể mà mình sẽ apply. Ví dụ, ngoài việc xác định mình muốn làm trong nhóm ngành Finance, bạn nên xác định cụ thể hơn mình sẽ apply những lĩnh vực gì trong Finance - Financial Analyst? FP&A? Investment? hoặc Banking?
Vậy thì làm sao để bắt đầu? Nếu như cảm thấy “choáng ngợp” với danh sách các ngành nghề khác nhau tại Canada, bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu về các ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực cao hoặc đang phát triển nhanh nhất tại tỉnh bang và thành phố bạn ở.
Bước 2: Tìm Hiểu Sâu Về Ngành (Career Research)
Sau khi xác định được ngành mình sẽ apply, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn về những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thành công trong lĩnh vực đã chọn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành bằng cách:Đọc Job Description của các job đang tuyển trong ngành. Điều này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng những yêu cầu, kỳ vọng và trách nhiệm của công việc, từ đó xây dựng lộ trình phát triển phù hợp.
Networking với những người đang làm công việc bạn muốn làm vì họ là người đã có kinh nghiệm và kiến thức làm việc viên quan. Vì thế, họ sẽ dễ dàng đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.(VD: Nếu bạn muốn apply job Financial Analyst, hãy nói chuyện và học hỏi từ chính những người đang làm Financial Analyst)
Bước 3: Resume và Cover Letter
Khi bạn đã biết được những kỹ năng và kinh nghiệm cần có trong ngành, bạn nên sử dụng kiến thức đó để viết Resume và Cover Letter sao cho thật phù hợp với ngành bạn muốn apply. Lưu ý, Job Buddies rất khuyến khích nếu bạn soạn những kỹ năng và kinh nghiệm trên Resume, hãy bám thật sát Job Description (Một resume đẹp và nổi bật nhất sẽ là Resume match JD nhất).
Về mặt format, Job Buddies sẽ khuyên bạn sử dụng những template đơn giản (VD: Harvard Business Resume Template) và viết Resume thật ngắn gọn (chỉ nên dài 1 trang) để có một Resume đẹp nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Sau khi bạn đã có đầy đủ Resume, Cover Letter rồi thì đây là lúc bạn cần apply. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân mỗi tuần apply 1 số lượng job nhất định để liên tục cập nhật những job đang tuyển và ứng tuyển 1 cách có hiệu quả nhé.
Bước 4: Networking
Networking nghĩa là nói chuyện với những người đang làm ngành nghề bạn muốn làm ở trong các công ty bạn muốn ứng tuyển. Trong một thị trường tìm việc cạnh tranh như Canada, Networking là điều không thể thiếu để tăng khả năng bạn nhận được phỏng vấn. Nói chuyện với những người trong ngành là cách nhanh nhất để bạn có thêm thông tin và kiến thức về công việc bạn sẽ apply cũng như quá trình apply công việc đó.
Nếu bạn tạo ấn tượng tốt với đối tượng Networking, bạn sẽ có cơ hội nhận được Referral (Lời Giới Thiệu) từ họ.Những application mà có Referral sẽ được ưu tiên hơn trong quá trình screening và vì thế, Job Buddies hay coi những Referral là “tấm vé vàng” để vào thẳng vòng phỏng vấn.
Bước 5: Online Assessment
Rất nhiều công ty (đặc biệt là những công ty lớn) sẽ yêu cầu bạn làm những bài test online để đánh giá một vài kỹ năng cụ thể của bạn:
Video Assessment: Bạn sẽ phải record bản thân trả lời một vài câu hỏi phỏng vấn cơ bản để công ty đánh giá sơ bộ kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm của bạn
Skill Assessment: Bạn sẽ phải làm những bài test để công ty đánh giá một loại kỹ năng/hiểu biết nào đó của bạn liên quan tới ngành (VD: Trong Finance, rất nhiều công ty sẽ có những bài Numerical Reasoning Tests để đánh giá kỹ năng làm việc với số liệu của bạn)
Games: Bạn sẽ phải chơi một vài game để công ty đánh giá một kỹ năng cụ thể nào đó của bạn (VD: Game thử thách trí nhớ)
Bước 6: HR Screening
Nếu công ty thấy Resume của bạn phù hợp với vị trí và bạn vượt qua được Online Assessment, có khả năng bạn sẽ được phỏng vấn qua điện thoại với bộ phận nhân sự. Trong phỏng vấn này, HR sẽ hỏi bạn về kinh nghiệm của bạn, lý do bạn apply, những câu hỏi admin, v.v., để đánh giá sơ bộ kỹ năng mềm và kinh nghiệm của bạn có phù hợp với công việc hay không cũng như để kiểm tra xem có rủi ro gì khi thuê bạn vào làm không. Hãy chuẩn bị tốt nhất có thể để thể hiện sự chuyên nghiệp và sẵn sàng cho công việc.
Bước 7: Hiring Manager Interview
Nếu HR nghĩ bạn là một ứng cử viên phù hợp, bạn sẽ được vào vòng tiếp theo - phỏng vấn cùng Hiring Manager. Trong phỏng vấn này, Hiring Manager sẽ chủ yếu hỏi bạn những câu hỏi như sau:
Experience Questions: những câu hỏi hỏi về resume, kỹ năng và những công việc của bạn trong quá khứ để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của bạn (VD: Can you tell me more about your job at ABC company? Can you tell me more about your financial analysis experience?
Behavioral Questions: những câu hỏi tình huống để đánh giá kỹ năng mềm của bạn (VD: Can you tell me about a time when you demonstrated analytical skills? What would you do if you knew you would not be able to meet a deadline?)
Technical Questions: những câu hỏi về cụ thể về ngành nghề để đánh giả hiểu biết/kỹ năng của bạn về ngành bạn apply (VD: Walk me through a DCF analysis (Banking)? What is the relationship between the Balance Sheet, the Income Statement, and the Cash Flow Statement (Financial Analyst)?)
Nếu bạn còn những câu hỏi nào liên quan tới quá trình tìm việc hay cần sự giúp đỡ, đừng ngần ngại mà hãy comment ngay dưới bài post để tụi mình có thể hỗ trợ bạn ngay nha!